Võ đối kháng tán thủ

Võ Đối kháng Tán thủ (Sanshou) là nội dung đối kháng tay không, là người anh em sinh đôi của nội dung quyền biểu diễn (Taolu) trong môn Wushu, một môn võ có xuất xứ từ chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc.
Trong thi đấu thể thao, 02 võ sĩ sẽ cùng đứng trên đài thi đấu, với trang bị như nhau, dưới sự giám sát của tổ trọng tài, các võ sĩ sẽ sử dụng các kĩ năng cận chiến tay không gồm di chuyển – đấm – đá – vật đã được học, được tập luyện để giành chiến thắng trước đối phương bằng cách tính điểm (hơn điểm) hoặc knock-out kỹ thuật (hạ gục đối thủ trước khi hết giờ bằng đòn đánh hợp lệ).
Tán thủ là nội dung đối kháng tay không, với các kỹ thuật di chuyển, đấm, đá, vật. Trong suốt quá trình tập luyện, các võ sinh không dùng đến binh khí, vũ khí mà chỉ học, tập và luyện cách sử dụng cơ thể, biến cơ thể thành “tấm khiên” và “vũ khí” để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi các mối đe doạ.
Và chỉ nội dung quyền biểu diễn (Taolu) mới tập luyện cùng binh khí.


 Tập luyện bao lâu thì có thể thành thạo được?

“Văn ôn, võ luyện.” Đây là câu nói luôn đúng.
Dù bạn là ai, bạn bao nhiêu tuổi thì để nắm rõ các kiến thức cơ bản, sau đó để có thể sử dụng thành thạo những điều đã học được trong thực tế bạn luôn cần phải có sự kiên trì học hỏi, rèn luyện bản thân, tu dưỡng nhân cách đạo đức.
Võ thuật luôn đòi hỏi kinh nghiệm và cảm giác khi sử dụng. Vì vậy để thành thạo trong thi đấu và thực chiến, cách duy nhất là kiên trì tập luyện, không ngừng hoàn thiện kỹ năng với sự hỗ trợ từ bạn tập và sự hướng dẫn của Huấn luyện viên.
Nếu có đủ kiên trì, cùng với năng khiếu, tố chất cá nhân, bạn sẽ hiểu được môn võ bạn đang tập và biết cách sử dụng nó đúng mục đích, đúng thời điểm.
Vì thế câu trả lời đúng nhất là: “Phụ thuộc vào người tập.”

Trong võ thuật nói chung và trong Tán thủ nói riêng, mọi kỹ thuật, mọi đòn đánh đều mang lại hiệu quả như nhau (hoá giải đòn đánh của địch thủ và hạ gục đối phương) khi được dùng đúng cách, đúng thời điểm.
Với hệ thống kỹ thuật gồm di chuyển – đấm – đá – vật, có thể nói Tán thủ không có tuyệt chiêu nào cụ thể vì tất cả các kỹ thuật trên đều có thể trở thành tuyệt chiêu, thành sở trường của người võ sĩ nếu biết cách tập luyện, có đủ thời gian, có đủ kinh nghiệm trong tập luyện và thi đấu.
Cho nên, đừng học “tuyệt chiêu” của người khác vì bạn sẽ luôn là chính bạn trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm.
Người ta làm được chưa chắc bạn đã làm được. Nhưng người ta không làm được không có nghĩa bạn cũng sẽ không làm được.
Tập võ là cả một quá trình lâu dài để tìm hiểu và rèn luyện bản thân, với mong muốn được trở nên tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vậy, nếu bạn thực sự muốn biết tuyệt chiêu của mình là gì, đơn giản là hãy tập luyện và tập luyện.

Thời gian học: T2, 3, 4, 6 và 7 từ 18h – 20h

Địa điểm học: Trước sảnh Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Liên hệ: Thầy Hồng Sơn – huấn luyện viên quốc gia: 0912003235

Thầy Duy Quang: 0986728135 – 01649618611

Hoặc CB phụ trách: Cô Vân Anh: 0936372688

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo